My default image

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỂ THỰC KHUẨN TRONG NUÔI TÔM

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỂ THỰC KHUẨN TRONG NUÔI TÔM

Thể thực khuẩn có thể chứng minh là phương pháp hiệu quả thay thế việc sử dụng kháng sinh để giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn Vibrio ở tôm nuôi, dựa theo những nghiên cứu mới nhất.

Tình hình chung

Có một số lưu ý rằng, một trong những yếu tố chính giới hạn sự phát triển của tôm đó là sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh bao gồm vi khuẩn Vibrio, đó là hệ quả đi kèm bởi việc sử dụng kháng sinh quá liều trong điều trị và kết quả của sự kháng thuốc. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khoảng 70% vi khuẩn Vibrio phân lặp từ nuôi trồng thủy sản là đa kháng thuốc.

Một vấn đề cần được quan tâm trong việc sử dụng kháng sinh là sự tồn dư của chúng, kết quả là những sản phẩm tôm tồn dư dư lượng kháng sinh đã không được chấp nhận bởi các nước nhập khẩu. Do đó cần phát triển các biện pháp thay thế để kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Dùng thực khuẩn thể trong nuôi tôm

Thể thực khuẩn bám vào vi khuẩn và tiêu diệt chúng bằng sự sao chép và thực bào vi khuẩn. Sử dụng thể thực khuẩn để kiểm soát nhiễm khuẩn trong hệ thống sản xuất sản phẩm thủy sản có tiềm năng lớn để giải quyết hai vấn đề bao gồm việc nhiễm khuẩn và tránh tồn dư dư lượng kháng sinh. Áp dụng thực khuẩn trong nuôi trồng thủy sản mang lại những lợi ích to lớn so với sử dụng thuốc kháng sinh.

Sử dụng thực khuẩn như là một biện pháp sinh học để kiểm soát bệnh trong nuôi tôm đã được phát triển trong những năm qua. Thực khuẩn là kẻ săn mồi tự nhiên của vi khuẩn, nó có thể tự giới hạn và tự sao chép tế bào chủ, và có thể thích ứng với vi khuẩn đã kháng thuốc. Thông thường, thực khuẩn được tìm thấy với số lượng lớn ở bất kỳ nơi nào vật chủ sinh sống, trong chất thải, đất, trại giống hoặc trong nguồn nước.

Thử nghiệm để đánh giá những lợi thế tiềm năng của việc sử dụng thể thực khuẩn để chống lại vi khuẩn Vibrio trong nuôi tôm được thực hiện  tại SK Aquafarms ở Andhra Pradesh, Ấn Độ.

Khu vực thí nghiệm

Trải dài trên tổng diện tích 45 mẫu Anh ( tường đương182.108 m2), trang trại có 4 khu vực A, B,C, D có lần lược 7, 7, 5, và 4 ao tương ứng. Khu vực A và B được thả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ gần 15 con/m2. Máy quạt nước có công suất 4 HP, độ mặn nằm trong khoảng 12-18 ppt trong suốt vụ nuôi. Nước được xử lý trước khi sử dụng.

Khu vực thí nghiệm ở SK Aquafarms tại Aridhra Pradesh, Ấn Độ (Ảnh chụp từ Google map)

Cải tạo ao và thả tôm

Tôm thẻ chân trắng (Post 10) dùng trong thí nghiệm có nguồn gốc từ trại giống ở khu vực ven biển Marakkanam. Tôm giống được thả vào ao sau khi đã được thuần dưỡng. Tôm được thả vào 14 ao với số thứ tự từ A1-A7 và B1-B7. Mật độ thả nuôi khoảng 15 con/m2 ở tất cả các ao, trừ ao B7 được thả với mật độ 24 con/m2. Tôm được cho ăn 4 cử/ngày vào lúc 6:30, 10:30, 14:30 và 19:30. Thời gian nuôi trung bình là 174 ngày.

Nhiệt độ, oxy hòa tan và pH được đo hằng ngày, trong khi đó các chỉ tiêu như NO3, NO2, NH3 được đo hằng tuần hoặc hai lần 1 tháng. Độ sâu của ao từ 1,2-1,5 m. Nước được thay 2-3 lần trong suốt giai đoạn nuôi.

4 ao được cho ăn thức ăn có trộn với thực khuẩn thể với liều 5 g/kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ngày từ ngày nuôi thứ 42 để đánh giá hiệu quả. Hỗn hợp thực khuẩn thể được trộn với thức ăn sử dụng chất kết dính và phơi khô nơi có bóng mát.

10 ao còn lại được sử dụng làm ao đối chứng, được cho ăn bằng hỗn hợp men vi sinh kết hợp với enzyme với hàm lượng 10 g/kg thức ăn, cho ăn 1 cử/ngày.

Hằng tuần, tôm ở mỗi ao được thu mẫu để đánh giá tăng trưởng và sinh khối. Trọng lượng tôm trung bình của mẫu tôm thu ở mỗi ao được dùng để điều chỉnh hàm lượng thức ăn cho tôm. Kết thúc thí nghiệm, tất cả các ao được thu hoạch, tổng sinh khối của tôm được tính và tỷ lệ sống được xác định. Những chỉ tiêu khác như tăng trưởng hằng ngày, sản lượng/ha, năng suất trên 100.000 con giống và FCR được tính ở cuối vụ nuôi.

Bảng: Phân tích tính kinh tế giữa sử dụng thực khuẩn thể và men vi sinh.

Chỉ số hiệu quả kinh tế Sử dụng thực khuẩn Đối chứng
Tổng doanh thu (rupee)/mẫu Anh 624.560 491.238
Tổng chi phí (rupee)/mẫu Anh 461.995 462.605
Tỷ số lợi nhuận-chi phí 1,35 1,06

Kết quả gợi ý rằng sử dụng thực khuẩn cho kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR và nâng suất tốt hơn. Tỷ số lợi nhuận-chi phí cũng cao hơn ở những ao sử dụng thực khuẩn thể.

Cũng ở nghiên cứu này, những ao không sử dụng thực khuẩn thể có sự phát triển của bệnh phân trắng, trong khi đó, những ao có sử dụng thực khuẩn không ghi nhận bệnh phân trắng xuất hiện. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng là do tôm bị nhiễm EHP và do sốc với các yếu tố môi trường (theo Luis Fernando Aranguren Caro, 2020). Tác giả nghiên cứu cũng cho rằng việc kiểm soát hiệu quả vi khuẩn Vibrio gây bệnh ở những ao có sử dụng thực khuẩn thể cũng là lý do bệnh phân trắng không xuất hiện.

Kết Luận

Tác giả kết luận rằng “Kết quả của nghiên cứu chứng minh tiềm năng của thực khuẩn thể trong việc làm giảm sự tác động của vi khuẩn Vibrio và có tác động tích cực lên tỷ lệ sống của tôm nuôi. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng sử dụng thực khuẩn có tính kinh tế hơn so với sử dụng sản phẩm vi sinh. Do đó, liệu pháp dùng thực khuẩn có thể là một phương pháp thay thế thiết thực để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản vì nó mang lại những lợi ích hơn hẳn sử dụng kháng sinh và có tác dụng trên cả những vi khuẩn đa kháng thuốc”.

Theo The Fish Site

Lược dịch: Thanh Tuấn